Trang chủ » Tư vấn chọn quà tết » Tết Hàn thực ăn gì? Các món ăn không thể thiếu

Tết Hàn thực ăn gì? Các món ăn không thể thiếu

Bình chọn

Trong các ngày lễ, Tết truyền thống ở Việt Nam, không thể không nhắc đến Tết Hàn thực. Tuy không phải là ngày Tết lớn nhất nhưng vẫn được chú trọng. Hãy cùng Hiwine tìm hiểu Tết Hàn thực ăn gì, các món ăn không thể thiếu trong ngày này nhé.

Ý nghĩa của tết Hàn thực của người Việt Nam

Tết Hàn thực còn gọi là Tết tháng 3 vì diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch. Gọi là “Hàn thực” có nghĩa là “ăn đồ ăn lạnh”, đồ ăn nguội. Đây là ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc và ở Việt Nam có Tết Hàn thực bởi vì bị ảnh hưởng bởi văn hoá Trung Quốc từ thời nhà Lý.

Nguồn gốc của Tết Hàn thực bên Trung Quốc là dựa trên điển tích “Đông Chu Liệt Quốc”, vì muốn bày tỏ lòng biết ơn đối vị vị trung thần Giới Tử Thôi mà vua Tần đã lệnh cho người dân kiêng đốt lửa trong ngày 3/3 đến 5/3 âm lịch vì thế phải ăn đồ lạnh đã nấu sẵn. Theo thời gian, hình thành tục ăn đồ lạnh vào ngày 3/3 và có Tết Hàn thực đến ngày nay.

Ý nghĩa của tết Hàn thực của người Việt Nam

Ý nghĩa của tết Hàn thực của người Việt Nam

Khi Tết Hàn thực du nhập vào Việt Nam đã được Việt hoá sao cho phù hợp với văn hoá người Việt. Tết Hàn thực không còn ý nghĩa tưởng nhớ trung thần nữa mà mang ý nghĩa nhớ ơn nguồn cội, thờ cúng gia tiên. Ngoài ra, còn mang ý nghĩa mong ước mùa màng bội thu, thời tiết ôn hoà.

Chính vì thế, ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam người ta không kiêng củi lửa, vẫn nấu nướng như bình thường. Đây là dịp để nhớ đến cội nguồn, gia đình tụ họp cùng nhau quây quần. Ý nghĩa khác nhau nên Tết Hàn thực ăn gì của người Việt liệu có khác với người Trung.

Hiwine sẽ giúp bạn tìm câu trả lời cho bạn về câu hỏi “Tết Hàn thực ăn gì?” để chuẩn bị mâm cúng, bàn ăn đầy đủ, tươm tất và thật nhiều may mắn cho ngày này nhé.

Hữu ích: Quà biếu tết nên mua gì

Các món ăn vào ngày tết Hàn thực nên ăn

Nếu ở Trung Quốc Tết Hàn thực ăn những đồ nguội, trong đó có món bánh thuỷ đoàn thì ở Việt Nam, Tết Hàn thực ăn gì?

Tết Hàn thực ăn gì thì cũng tuỳ theo từng vùng miền. Tuy nhiên, có những món đặc trưng hầu như ở đâu cũng ăn vào Tết Hàn thực.

Bánh trôi

Đây là món bánh làm từ bột nếp như tôn vinh thành quả từ nền nông nghiệp trồng lúa nước của người Việt. Hình dạng bánh trắng, viên những viên tròn nhỏ nhưng nhắc đến sự tích bọc trứng nở trăm con của Âu Cơ về nguồn gốc người Việt Nam.

Bánh trôi

Bánh trôi

Bột làm bánh trôi là bột nếp pha một ít với gạo tẻ, nhào với nước, vo viên tròn nhỏ. Nhân bánh làm từ đường phên già. Bánh được nấu với nước sôi, khi chín vớt ra dĩa, rắc thêm một ít mè rang bên trên. 

Bánh tròn trịa, trắng trẻo tượng trưng cho sự viên mãn. Đó cũng là ý nghĩa mong ước cho ngày Tết Hàn thực ở hầu hết các vùng Bắc – Trung – Nam. Ngày nay, người ta biến tấu bánh trôi có thêm nhiều màu sắc như tím của lá cẩm, xanh lá dứa, đỏ củ dền… nhưng hương vị gần như không đổi.

Bánh chay

Bánh chay có cách làm khá giống bánh trôi nhưng kích thước bánh to hơn, nhân bánh làm từ đậu xanh sên đường hoặc dừa nạo sợi. Bánh chay có nhiều màu sắc hơn, được ăn cùng với nước đường sền sệt nấu cùng bột đao/ bột sắn dây.

Khi ăn bánh có vị dẻo thơm của gạo nếp, bùi bùi của đậu xanh, giòn sựt sựt của dừa nạo, thêm chút vị thơm béo của mè rang, hoà cùng vị ngọt của nước đường. Đây là món ăn ấm bụng cho ngày tháng ba Hàn thực không quá nóng cũng không quá lạnh.

Tết Hàn thực ăn bánh chay là tục phổ biến của người Việt ở khu vực các tỉnh phía Bắc bên cạnh bánh trôi.

Xem thêm: Cách đóng giỏ quà tết

Bánh nhót mật mía

Ngoài bánh trôi và bánh chay truyền thống, Tết Hàn thực ăn gì nữa? Ở vài tỉnh phía Bắc ngoại thành Hà Nội còn có bánh nhót mật mía để ăn mỗi dịp Tết Hàn thực 3/3. Món bánh này cũng làm từ bột nếp như bánh trôi, bánh chay nhưng hơi khác một chút.

Bánh không có nhân và có hình dáng giống quả nhót, thuôn 2 đầu. Sau khi nấu bánh chín với nước sôi, thì ăn cùng với nước đường mật mía ngào. Nước đường mật mía ngọt thanh thêm chút gừng cay cay, mè rang bùi bùi ăn cùng với bánh nhót không nhân cân bằng hương vị.

Bánh nhót mật mía

Bánh nhót mật mía

Một số nơi thì có cách chế biến khác khi xào chung bánh nhót với mật mía để thấm đều vị ngọt. Đây cũng là một cách biến tấu khác của bánh nhót mật mía nhưng nhìn chung hương vị ngọt ngào, beo béo, dẻo thơm của nếp vẫn là điểm đặc trưng của món này.

Bánh xuân thái 

Bánh xuân thái có tên gọi như vậy vì được gói trọn tinh hoa mùa xuân như các loại rau, thịt bên trong lớp bánh gạo trắng ngần. Xuân ở đây là mùa xuân, thái có nghĩa là rau.

Bánh này có ngoại hình và cách làm y hệt bánh cuốn, khi làm từ bột gạo hấp cán mỏng, cuộn với nhiều loại nhân từ thịt và rau tươi.

Bánh xuân thái 

Bánh xuân thái

Có nhiều nguồn dữ liệu cho thấy, món bánh này xuất hiện từ thời Lý, đây là món bánh được ăn và dùng biếu tặng trong ngày Tết Hàn thực chứ không phải là bánh trôi, bánh chay. Về sau vào thời Lê, mới bắt đầu có tục lệ ăn bánh trôi vào mùng 3/3.

Thay vì thịt, mộc nhĩ như bánh cuốn thì bánh này nhân thịt và rau tươi. Trong khi đó lớp vỏ ngoài làm từ bột gạo. Tất cả đều là những sản phẩm của nông nghiệp lúa nước. Điều này càng chứng minh, Tết Hàn thực vào Việt Nam đã được Việt hoá để tôn thờ truyền thống nông nghiệp của dân tộc ta.

Món bánh chứa đựng tinh hoa rau quả mùa xuân nên mang đến may mắn khi ăn, và được tặng, biếu cho bạn bè, người thân để thể hiện tấm lòng. Chính vì thế mà món này đã được đưa vào sử sách như lưu giữ một nét văn hoá đẹp của người Việt. 

Tết Hàn thực ăn bánh xuân thái là một điểm khác biệt của người Việt so với Tết Hàn thực ở Trung.

Hữu ích: Tặng quà tết cho bố mẹ người yêu

Tết Hàn thực ăn gì? Xôi chè

Đối với người dân Việt Nam thì xôi chè không còn xa lạ gì nữa. Món ăn này không chỉ xuất hiện trong các dịp Tết, mà còn xuất hiện trong mâm cúng gia tiên vào rằm, mùng một, thôi nôi, giỗ kỵ…

Tết Hàn thực ăn gì không là câu hỏi khó. Tết Hàn thực có thể ăn xôi chè, món ăn quá quen thuộc trong những dịp đặc biệt. Có lẽ vì món này dễ chế biến, dễ ăn, hợp khẩu vị của hầu hết các vùng miền nên được ưu ái như vậy.

Xôi chè

Xôi chè

Cách làm xôi chè bao gồm đồ xôi đậu xanh như bình thường. Sau đó,  xôi chín thì lấy ra một phần và nấu tiếp với hỗn hợp đường cùng bột sắn dây. Lưu ý, bạn nên nấu với lửa nhỏ để xôi chè được sánh và không bị cháy khét.

Món xôi chè có vị ngọt dịu của đường, thêm vị dẻo của gạo nếp, bùi bùi của đậu xanh đã làm nên món ăn ngon khó quên, xuất hiện trong hầu hết các dịp cúng lễ của người Việt.

Nhìn lại tất cả món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Hàn thực có thấy đặc điểm chung đều xuất xứ từ các nguyên liệu lúa gạo, lúa nếp – đặc trưng cho văn minh lúa nước. Cho nên một lần nữa khẳng định Tết Hàn thực ở Việt Nam nhằm tôn vinh văn hoá lúa nước, uống nước nhớ nguồn của dân tộc. 

Dù Tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam, nó hoàn toàn mang ý nghĩa khác. Tết Hàn thực ăn gì, làm gì cũng có đậm nét văn hoá Việt. Bạn có thể đón đọc những bài viết khác của Hiwine để tìm hiểu về những dịp Lễ, Tết của văn hoá Việt.

Liên hệ với chúng tôi

Shopping cart

QUÝ KHÁCH ĐÃ ĐỦ 18 TUỔI?

Hiwine chỉ giới thiệu sản phẩm rượu vang đến đối tượng trên 18 tuổi.

Truy cập bị từ chối

Bạn chưa đủ 18 tuổi để truy cập website. Vui lòng quay lại sau!

I am 18 or Older I am Under 18
Home
Wishlist
0 items Cart
My account

Sign in

No account yet?