Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 Âm lịch là một trong những truyền thống văn hóa dân gian ở nước ta. Vậy Tết đoan ngọ nên làm gì để mang đến may mắn cho bản thân và gia đình, hãy cũng Hiwine tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Nội dung chính
Tết đoan ngọ sao lại được gọi là tết diệt sâu bọ?
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày mùng năm tháng năm âm lịch còn được gọi là Tết diệt sâu bọ. Tết Đoan Ngọ là ngày mở đầu cho mùa nắng nóng trong năm, cũng là thời điểm đánh dấu nửa năm đã trôi qua.
Bởi vì theo dân gian đây là ngày khí dương đang thịnh, sâu bọ dễ sinh sôi nảy nở trong các bộ phận tiêu hoá ở cơ thể người nên cần tiêu diệt để không gây bệnh tật bằng những loại thức ăn như rượu nếp, hoa quả, bánh tro…
Ngoài ra, còn có truyền thuyết rằng ngày này xưa kia có nạn sâu bọ cắn phá mùa màng, đã xuất hiện một ông lão tên Đôi Truân đến giúp đỡ, làm lễ cúng bái với bánh tro và vận động thể dục để đuổi sâu bọ. Vì vậy người dân làm theo tục lệ này hằng năm với mong ước diệt trừ sâu bọ phá hoại mùa màng.
Mỗi truyền thuyết về ngày Tết Đoan Ngọ đều có lý, tuy câu chuyện khác nhau nhưng đều giải thích được cho tục cúng bánh tro, trái cây, rượu nếp vào ngày này. Bên cạnh đó đều thể hiện ý muốn diệt trừ sâu bọ, cầu mong sức khoẻ và mùa màng. Ngoài ra bạn chúng ta còn có thể mua những món quà tết ý nghĩa tặng cho gia đình, người thân vào ngày này.
Ngày nay, Tết Đoan Ngọ vẫn còn được duy trì ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều thế hệ trẻ không biết Tết Đoan Ngọ nên làm gì, kiêng gì để gặp may mắn.
Một số điều nên làm vào ngày tết đoan ngọ
Ngày Tết Đoan Ngọ có một số tục lệ thường được người dân làm theo với mong ước mang lại may mắn, sức khỏe, mùa màng. Tết Đoan Ngọ nên làm gì để may mắn thì mỗi vùng miền sẽ có những tục lệ khác nhau. Hiwine sẽ tổng hợp và giới thiệu như sau:
Nghi thức giết sâu bọ
Nghi thức giết “sâu bọ” là tiêu diệt các loại “sâu bọ” bên trong hệ tiêu hoá, loại này chỉ hiện diện ngày dương khí mùng 5/5 là cơ hội tốt nhất để tiêu diệt chúng, giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.
Tục lệ này thực hiện với trẻ em bằng cách cho trẻ ăn trái cây, trứng luộc, uống ít rượu nếp. Đồng thời bôi hồng hoàng vào thóp đầu, ngực, rốn của trẻ. Tất cả phải thực hiện khi vừa ngủ dậy, còn trên giường. Sau đó mới để trẻ dậy vệ sinh cá nhân như bình thường.
Còn với người lớn thì súc miệng 3 lần, sau đó ăn 1 quả trứng vịt luộc. Tất cả phải thực hiện trên giường, không được đặt chân xuống đất. Sau đó, xuống giường và uống một ít rượu, ăn trái cây xong mới được sinh hoạt như ngày thường.
Tắm bằng trà thảo mộc
Tắm lá thảo mộc là câu trả lời cho câu hỏi Tết Đoan Ngọ nên làm gì. Vì Tết Đoan Ngọ để diệt sâu bọ, nên người dân rất coi trọng việc loại bỏ những tà khí, những thứ quấy phá bên trong và cả bên ngoài cơ thể. Ngoài ra trà thảo mộc còn là món quà tuyệt vời để thay cho câu hỏi nên tặng quà tết gì cho nhà bạn gái của càng chàng trai vì món quà này rất ý nghĩa, tốt cho sức khỏe.
Nếu ăn các loại quả chua, uống rượu nếp, ăn bánh tro để loại bỏ “sâu bọ” bên trong cơ thể thì tắm trà thảo mộc để diệt “sâu bọ” bên ngoài. Dân gian thường dùng các loại thảo mộc như cỏ mần trầu, bông mã đề, lá mùi già, hương nhu… để nấu tắm, gội bỏ những gì bẩn thỉu, gây hại làm cho cơ thể khoẻ mạnh hơn, tinh thần sảng khoái, thư giãn hơn.
Mang theo nhang, hương bên mình
Nhang (hương) thường làm từ trầm hoặc có mùi trầm. Khi mang theo bên người trong ngày Tết Đoan Ngọ sẽ có tác dụng phòng bệnh, bùa bình an. Vì theo quan niệm trầm hương có thể xua đuổi tà khí, phòng tránh bệnh tật do tà khí mạnh của ngày Tết Đoan Ngọ mang đến.
Cho nên việc mang theo nhang trong ngày này được lưu truyền trong dân gian và được nhiều người tin, làm theo. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, ít người còn làm theo tục lệ này. Bạn có thể thay bằng những việc làm khác.
Phóng sinh
Không chỉ Tết Đoan Ngọ mà hầu như các ngày Lễ, Tết khác đều có tục phóng sinh. Phóng sinh là thả những con vật như cá, rùa, chim… bị bắt mang đi bán về với tự nhiên. Phóng sinh nhằm mục đích tích đức, làm việc thiện.
Tuy nhiên, do biết người dân thường phóng sinh dịp Tết Đoan Ngọ nên có nhiều đối tượng trục lợi, cố tình bắt động vật về bán, chờ khách phóng sinh xong lại bắt trở về như một vòng tuần hoàn.
Chính vì thế, khuyên mọi người không nên mua động vật phóng sinh để tiếp tay cho cái xấu. Nếu muốn phóng sinh bạn có thể làm dấu lên con vật, để nó không bị bắt lại.
Quét dọn vệ sinh
Tết Đoan Ngọ là Tết diệt sâu bọ nên cần quét dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, bàn thờ, vườn tược… đặc biệt là nhà vệ sinh – nơi được cho là ô uế, để xua đuổi điều bẩn thỉu, xóa tan vận xui, không cho “sâu bọ”, điều xấu có cơ hội phát triển.
Không đi đến những nơi chứa nhiều âm khí
Những nơi như nghĩa trang, bệnh viện, hồ nước, bụi rậm tối tắm… là những nơi được cho là có nhiều âm khí, đặc biệt phát triển mạnh vào ngày mùng 5/5 nên khi đến những nơi này dễ bị dính âm khí. Cho nên, ngày này nên tránh đến đây để không bị dính vận rủi, điều xui.
Nếu bắt buộc phải đến những nơi này vào ngày mùng 5/5 thì khi về hãy tắm rửa sạch sẽ với các loại thảo mộc để gột rửa vận xui.
Treo cành xương rồng ngay trên cửa
Như đã đề cập ở trên, ngày mùng 5/5 là ngày dương khí vượng nhất trong năm. Dương khí này mang lại thịnh vượng. Chính vì thế, muốn cho nhà mình nhận được nhiều vượng khí nhất, dân gian đã nghĩ ra cách treo cây ngải cứu hoặc xương rồng trên cửa.
Tương truyền, đây là những loại cây có công dụng trừ bỏ tà khí, treo trên cửa sẽ xua đuổi vận xui, đón khí dương vào nhà, đem lại may mắn cho gia đình. Trước khi treo nên quét dọn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng để sẵn sàng đón nhận dương khí
Hái lá thuốc giờ Ngọ
Tục hái thuốc ngày này là đúng vào Ngọ – giờ có Dương khí, bạn có thể ra vườn, ra đâu đâu đó hái 100 lá gì cũng được. Nhưng thông thường người ta thường hái các loại lá có chức năng chữa bệnh như ngải cứu, kinh giới, bưởi, chanh, hành, trầu… đem về phơi khô, để dành nấu uống hoặc xông hơi khi bệnh.
Bởi vì theo quan niệm dân gian vào giờ Ngọ các loại cây cỏ sẽ hấp thụ dương khí tốt nhất, nâng cao khả năng chữa bệnh tốt, cũng như có khả năng xua đuổi tà khí, nên dùng uống chữa bệnh sẽ mau khỏi, xông hơi sẽ gột bỏ chướng khí.
Tìm hiểu: Tặng quà tết cho gia đình bạn trai
Ngoài ra, ở một số miền quê còn có tục hái lá ngải cứu vào giờ Ngọ, sau đó kết hình con giáp treo ở cửa. Nếu năm đó là năm con giáp nào thì kết hình con giáp ấy như năm Tý con chuột, năm Tỵ con rắn…
Mục đích của nó là để trừ ma quỷ hoặc nếu sau này, người trong nhà bị đau bụng thì có thể dùng nó sắc thuốc uống. Vì theo dân gian giải thích rằng ngải cứu vừa có tác dụng chữa bệnh vừa có tác dụng trừ tà lại được hấp thụ dương khí lớn nhất trong giờ Ngọ mùng 5/5 nên càng có tác dụng mạnh mẽ hơn các loại khác.
Bên cạnh các tục lệ trên, ngày Tết Đoan Ngọ, người Việt còn bày mâm cúng lên bàn thờ tổ tiên để cầu may mắn, bình an. Mâm cúng ngoài các loại trái cây như các lễ Tết khác còn có thêm rượu nếp, bánh tro. Bánh tro trở thành đặc sản cho ngày Tết Đoan Ngọ.
Tết Đoan Ngọ là một nét đẹp văn hoá diễn ra hằng năm, là cơ hội để các thành viên trong gia đình quây quần, gặp gỡ nhau. Chắc hẳn với những chia sẻ của Hiwine ở bài viết này đã giúp các bạn biết Tết Đoan Ngọ nên làm gì để mang lại may mắn.