Tết đến, xuân về là dịp để mọi người cùng nhau đoàn tụ, nhiều gia đình con cháu tụ họp sum vầy. Đây cũng là khoảng thời gian ngồi lại bên nhau cùng ăn những bữa cơm. Vậy ý nghĩa món ăn ngày tết miền Nam là gì? Hãy cùng Hiwine tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung chính
- Món gà luộc
- Món bánh tét
- Món ăn ngày tết miền Nam là thịt kho trứng
- Món tôm khô củ kiệu
- Món chả giò
- Món khổ qua nhồi thịt
- Món chả lụa
- Món dưa giá ngâm
- Món lạp xưởng
- Món mứt dừa
- Món canh măng
- Món phá lấu
- Món ăn ngày tết miền Nam là gỏi cuốn
- Món củ cải ngâm
- Món xôi gấc
- Món ăn ngày tết miền Nam là cá hấp
- Món dưa hấu
- Các quả có hình tròn
Món gà luộc
Không ít người thắc mắc, tết miền nam ăn gì? Vào dịp cuối năm tiết trời se lạnh, nhiều gia đình dọn dẹp nhà cửa và nấu các món ăn ngon ngày tết miền Nam như bánh tét, củ kiệu dưa chua,…chuẩn bị bữa cơm đầu năm ấm cúng.
Ý nghĩa món ăn ngày tết miền nam cũng chứa rất nhiều hàm ý. Theo đó, mỗi món ăn sẽ mang ý nghĩa khác nhau.
Trong mâm cỗ món ăn ngày tết miền nam chắc hẳn không thể thiếu món gà luộc. Gà luộc là món ăn có ý nghĩa là cầu được ước thấy, mang lại phúc đức đủ đầy cho gia chủ. Theo người xưa, mỗi ngày trong 8 ngày đầu năm mới sẽ tượng trưng cho một con giống nhất định.
Gà sẽ nằm vào con giống mùng 1 tết nên đây cũng là lý do mà trong mâm cỗ ngày mùng 1 thường có món gà. Gà được luộc nguyên con, vàng ươm, chín mềm.
Xem thêm: Những mẫu giỏ quà tết đẹp
Món bánh tét
Ý nghĩa món ăn ngày tết bánh tét chính là biết ơn ông bà tổ tiên, sự đùm bọc, che chở lẫn nhau. Đây là món ăn phổ biến góp mặt trong món ăn tết cổ truyền của người Việt.
Theo đó, khác với bánh tét ở miền bắc, miền trung. Bánh tét miền nam đã được biến tấu đa dạng với nhiều loại nhân bánh ngọt như chuối, đậu đỏ hoặc trứng muối, lạp xưởng.
Bánh tét miền nam thường được gói bằng lá chuối, bánh thường được nấu ngay vào đêm giao thừa hoặc trước đó. Bánh tét có thể ăn kèm với nhiều món khác như củ kiệu, dưa hành.
Món ăn ngày tết miền Nam là thịt kho trứng
Thịt kho trứng hay còn gọi là thịt kho nước dừa, thịt kho tàu, thịt kho rệu là món ăn có ý nghĩa thể hiện sự hòa thuận và giàu sang phú quý. Hầu hết, trong bữa ăn của người miền Nam ngày tết thường có một nồi thịt kho lớn để ăn dần.
Món này có đặc điểm càng để lâu, hâm đi hâm lại nhiều lần ăn sẽ càng thấm gia vị, càng ngon vì theo phong tục xưa thì ngày tết hạn chế nấu nướng trong những ngày đầu năm.
Món tôm khô củ kiệu
Ý nghĩa món ăn ngày tết tôm khô củ kiệu là mong mỏi tiền bạc đầy nhà, công việc mau thăng quan tiến chức. Món này thường được ăn kèm với bánh tét, hoặc cơm. Mặc dù đơn giản nhưng tôm khô củ kiệu ăn ngon miệng không kém cạnh những món khác.
Tìm hiểu: Cách làm, gói giỏ quà tết đơn gản, độc đáo và dễ làm ngay tại nhà
Món chả giò
Chả giò cũng là một trong các món ăn ngon ngày tết miền nam. Không chỉ thường xuyên xuất hiện trong những bữa tiệc. Chả giò còn xuất hiện trong mâm cơm của nhiều gia đình Việt vào ngày tết.
Món ăn này có ý nghĩa mang đến sự đồng điệu, sẽ chia những đắng cay ngọt bùi. Chả giò sử dụng các loại nguyên liệu truyền thống như thịt heo xay, tôm, miến, nấm mèo, sắn,…kết hợp các loại gia vị như mắm, hạt tiêu, bột ngọt,…Chả giò có thể ăn kèm với bún hay các loại rau thơm và nước mắm chua ngọt.
Món khổ qua nhồi thịt
Khổ qua nhồi thịt cũng được xếp vào những món ăn thường thấy trong mâm cơm tết của người miền nam với hàm nghĩa là mọi điều khổ cực của năm cũ sẽ nhanh chóng qua đi, chào đón năm mới mọi sự hanh thông, cuộc sống hạnh phúc.
Bên cạnh đó, ngày tết mọi người thường ăn quá nhiều những món chiên xào, dầu mỡ nên khổ qua nhồi thịt cũng là món giúp mọi người đỡ bị ngán.
Món chả lụa
Chả lụa trong mâm cơm ngày tết của người miền nam thể hiện ý nghĩa phúc lộc đầy nhà, cuộc sống ấm êm hạnh phúc. Muốn làm được chả lụa ngon thì cần phải lựa chọn thịt heo tươi, sờ còn ấm, ướp đều gia vị cùng một ít tiêu cay nhẹ.
Mặc dù chả lụa được làm rất công phu, nhưng ngày tết vẫn có nhiều gia đình lựa chọn tự làm thay vì mua bên ngoài nhằm giữ lại nét đẹp văn hóa món ăn ngày tết đồng thời đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho món ăn.
Món dưa giá ngâm
Dưa giá ngâm chua được biết đến là món ăn kèm ngày tết ngon có mặt trong nhiều bữa ăn của các gia đình. Bên cạnh những món ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ thì vị thanh mát, chua nhẹ của dưa giá phù hợp kích thích vị giác.
Món lạp xưởng
Trong bữa cơm tết của người miền nam, chắc hẳn lạp xưởng trở thành món ăn thân thuộc thường được dùng để chiêu đãi người thân, khách khứa. Món này có ý nghĩa thể hiện sự may mắn, giàu sang.
Món mứt dừa
Mứt dừa truyền thống thường được bày biện lên khay mứt vào mỗi dịp tết đến, xuân về. Món ăn này mang hàm nghĩa gia đình sum vầy, hạnh phúc cho gia đình và bạn bè. Mứt dừa được làm nhiều màu sắc từ xanh lá dứa, tím lá cẩm, đỏ củ đỏ,…cầu mong may mắn đến gia chủ.
Hữu ích: Tặng quà tết cho gia đình bạn trai
Món canh măng
Bữa ăn ngày tết của miền nam còn có canh măng tươi, món ăn đơn giản, thanh mát với nhiều giá trị dinh dưỡng. Canh măng được hầm với thịt xương, màu nước trong, thịt mềm, măng giòn.
Canh măng nấu giò có hàm ý mang đến mọi sự tốt lành, ấm no cả năm cho gia chủ và những người ăn món này.
Món phá lấu
Phá lấu cũng được đến đến là một trong những món thường xuất hiện trong bữa cơm ngày tết của người miền Nam. Với vị thơm, ngọt từ nước dừa hoà quyện cùng các nguyên liệu lòng bò hoặc heo giòn giòn, dai dai tạo nên hương vị lạ, hấp dẫn.
Bên cạnh đó, thì nguyên liệu dùng để chế biến món phá lấu cũng rất đa dạng như tai heo, gà, vịt, ốc,…để cho bạn có thể dễ dàng chế biến được mâm cỗ ngon cho gia đình.
Xem thêm Top 13+ món ngon ngày Tết miền bắc mang hương vị truyền thống
Món ăn ngày tết miền Nam là gỏi cuốn
Ý nghĩa món ăn ngày tết Gỏi cuốn thể hiện sự khéo léo, tém vén, ung dung trong cách ăn uống. Vào dịp lễ tết, hầu như nhà nào cũng có dăm ba ràng bánh tráng để cuốn gỏi, tuỳ theo từng cách ăn của mỗi nhà mà bánh dùng để cuốn dày mỏng khác nhau.
Gỏi cuốn được làm vô cùng bắt mắt, bạn có thể cảm nhận được vị ngon, ngọt của tôm kết hợp với các nguyên liệu đi kèm cùng với nước mắm chua ngọt đặc trưng.
Món củ cải ngâm
Củ cải ngâm là món ăn kèm phổ biến ở miền Nam để giống ngán, điều hoà vị giác những ngày tết. Với nguyên liệu củ cải đơn giản cùng với nước mắm hoặc nước tương, có thể ăn kèm với bánh tét, bánh chưng ngày tết.
Món xôi gấc
Xôi gấc cũng là món ăn phổ biến trên mâm cỗ ngày tết. Với sắc đỏ tượng trưng cho màu của sự may mắn, xôi gấc mang đến cát tường cho gia chủ trong năm mới.
Món ăn ngày tết miền Nam là cá hấp
Các món ăn từ cá như cá hấp, cá sốt cà,…cũng là một trong những món ăn đặc trưng mang lại may mắn đầu năm. Với quan niệm ông bà xưa “đầu xui đuôi lọt” nên cá luôn được để nguyên con ( từ đầu đến đuôi).
Món dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây được coi là may mắn thường được ăn, trưng bày nhiều vào dịp lễ tết. Theo quan niệm của người Việt, thì dưa hấu với quả tròn trịa mang đến sự viên mãn cùng sắc đỏ tài lộc đem đến may mắn cả năm cho gia chủ.
Các quả có hình tròn
Những loại có quả có hình tròn như bưởi, cam, chanh,…thường được ưu tiên bày biện trên mâm ngũ quả ngày tết với mong ước năm mới viên mãn tròn đầy, gặp nhiều may mắn trong công việc cũng như cuộc sống.
Các loại trái cây khác thường xuất hiện trên mâm ngũ quả: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung,…
Hy vọng những chia sẻ trên đây cũng cấp cho bạn thông tin bổ ích về ý nghĩa món ăn ngày tết, đồng thời giúp bạn biết thêm nhiều món ăn đặc trưng ngày tết để đa dạng mâm cơm của gia đình vào những dịp này nhé!