Mỗi dịp Tết Nguyên Đán, người Việt thường có tục lệ đi chùa cầu bình an, may mắn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì. Hãy cùng Hiwine tìm hiểu nên chuẩn bị những gì phù hợp cho việc lễ chùa đầu năm nhé.
Nội dung chính
Ý nghĩa của việc đi lễ chùa đầu năm
Theo phong tục từ xưa thì các ngày rằm, mồng một, Tết cổ truyền là những ngày người Việt đi đến chùa lễ Phật. Việc đi lễ chùa đầu năm nói riêng và đi lễ chùa nói chung đều có ý nghĩa về mặt tâm linh.
Không phải người theo Đạo Phật mới đi lễ chùa mà cả những người theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng đi chùa nếu muốn. Đây không còn là một nghi lễ tôn giáo mà trở thành một phong tục ở nhiều vùng trên đất nước.
Đi lễ chùa đầu năm với ý nghĩa cầu mong bình an, sức khoẻ, thuận lợi, may mắn cho năm mới. Đi chùa khi dịp Tết về là để tâm hồn được thanh tịnh, gột rửa những điều không may của năm cũ, đón những điều mới sắp đến.
Một số người kinh doanh đi lễ chùa đầu năm còn có ý nghĩa cầu tài, mong công việc thuận lợi, mua may bán đắt cả năm tới. Một số khác đi chùa để cúng sao giải hạn tránh những điều xui rủi nếu năm đó là năm sao chiếu mạng, tam tai.
Bên cạnh đó, đi chùa đầu năm còn có tục xin quẻ, xin xăm. Nếu quẻ xăm thượng thì tượng trưng cho trong năm này sẽ có nhiều may mắn, thuận lợi, đó là lộc phải mang về. Nếu quẻ xăm hạ thì cảnh báo năm nay không may, cần cẩn trọng, chú ý.
Chính vì ý nghĩa quan trọng vậy nên người ta thường quan tâm đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì, gói quà tết gồm những gì, cần tránh điều gì, đi vào ngày nào… để đem lại may mắn, thuận lợi cho bản thân và gia đạo.
Đầu năm nên đi lễ chùa vào ngày nào?
Đi lễ chùa vào những ngày đầu năm mới thì gọi là lễ chùa đầu năm. Nhưng liệu bạn đã biết nên đi vào ngày nào chưa, hay ngày nào đi cũng được, hãy cùng tìm hiểu với Hiwine nhé. Các ngày thích hợp để đi lễ chùa đầu năm như sau:
Mùng 1
Đó là ngày đầu tiên của năm mới nên thích hợp đi chùa để cầu điều may mắn cho năm mới. Đây cũng là tục lệ quen thuộc không thể thiếu của nhiều gia đình. Thậm chí, người ta còn đi chùa dâng hương đêm giao thừa, đón giao thừa tại chùa để thể hiện thành ý.
Lễ chùa mùng 1 là tốt nhất, hứa hẹn nhiều điều may mắn thuận lợi nhất đến với bạn và người thân. Tuy nhiên, cũng vì thế mà mùng 1 tại nhiều chùa lớn thường rất đông đúc. Những gia đình có trẻ nhỏ không thể đi được vào mùng 1 vì khó chen chúc.
Ngoài ra, không phải ai cũng thu xếp được thời gian để mùng 1 đi lễ chùa, nên ngoài mùng 1 vẫn có những ngày tốt khác để đi lễ Phật.
Mùng 2, mùng 3
Đây cũng là 2 ngày tốt để đi chùa. Đi chùa vào 2 ngày này còn có ý nghĩa cầu tài lộc, mong nhận được tiền tài, thuận lợi trong công việc, buôn bán vì đây là ngày lễ đón Hỷ Thần, giúp đem lại may mắn về mặt tiền tài.
Xem ngay:
- Mùng 2 tết 2023 kiêng gì? Các lời khuyên nên làm trong ngày mùng 2 tết
- Cúng mùng 3 tết 2023 là gì? Giờ cúng mang lại nhiều may mắn
Mùng 4
Tuy mùng 4 đã hết 3 ngày Tết chính thức nhưng lại là ngày đón tiếp các vị thần xuống hạ giới cai quản theo quan niệm xưa nên cũng là một ngày tốt. Điều mong muốn, ước nguyện của bạn sẽ được các thần lắng nghe, dễ linh ứng hơn.
Ngoài ra, một số quan niệm cho rằng đi lễ chùa mùng 4 để cầu duyên thì sẽ tốt hơn.
Mùng 6
Đi lễ chùa mùng 6 vẫn tính là đi lễ đầu năm vì chưa hết 7 ngày xuân. Nếu bạn quá bận bịu thì có thể chọn đi lễ ngày này vì đây vẫn là ngày tốt. Theo quan niệm xưa, 6 là “lục” gần với “lộc” nên mang ý nghĩa tốt lành.
Đi chùa không quy định đi buổi sáng hay buổi tối. Nếu có thể sắp xếp dư thời gian bạn có thể chọn giờ hoàng đạo để đi. Ở nhiều nơi, người ta còn có tục đi xuất hành ngày mồng 1 Tết vào giờ tốt, hướng tốt và điểm đến là chùa.
Đi lễ chùa đầu năm 2023 cần chuẩn bị những gì
Đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì cho phù hợp không phải là câu hỏi khó. Một số người đi chùa đầu năm chỉ để thắp nhang, khấn Phật nên không quá cầu kỳ về đồ lễ. Họ thường ăn mặc lịch sử đến dâng hương, chứ không chuẩn bị lễ vật cúng gì thêm.
Tuy nhiên, có nhiều tục lệ cho rằng nếu chuẩn bị sắm lễ đầy đủ, tươm tất thì như một cách thể hiện tấm lòng thành tâm của mình đối với Đức Phật, thần linh. Cho nên, nhiều người đi lễ chùa đầu năm chuẩn bị lễ vật rất chu đáo tuỳ theo mục đích và khả năng.
Lễ vật đi chùa đầu năm thường là mâm ngũ quả với 5 loại quả. Trong đó quả Phật thủ là loại quà được ưa chuộng hơn hết khi lễ phật vì cùng tên với Đức Phật. Ngoài ra, bạn còn có thể chuẩn bị nhang, đèn, các món chay như bánh kẹo, xôi chè…
Mọi người hay có thói quen sắm tiền giả, vàng mã khi đi lễ chùa nhưng điều này là không đúng. Thậm chí một số người còn bỏ theo cả tiền thật bày lên mâm lễ. Tuy nhiên, nhà chùa không có tục hoá vàng nên thường khuyên mọi người không nên bày lễ như vậy.
Xem thêm: Quà tết cho bố mẹ
Hoa tươi hoặc các mẫu giỏ quà tết đẹp cũng là một lễ vật quan trọng trong lễ chùa. Các loại hoa thường dùng như hoa cúc, hoa huệ, hoa sen… tránh dùng các loại hoa giả, hoa dại, các loại hoa ngoại nhập. Nếu bạn không chuẩn bị mâm lễ vật thì chỉ cần mang hoa cũng là cách thể hiện tấm lòng thơm thảo.
Sau khi chuẩn bị lễ đầy đủ, bạn có thể bày lễ ở ban Tam bảo và khấn vái. Những ban, bàn thờ khác thì không cần bày lễ chỉ cần thắp nhang cũng đã đủ. Tuy nhiên, nếu có nguyện vọng riêng, tuỳ vào mục đích mà có thể sắm thêm lễ ở các bàn thờ thần, phật khác.
Bên cạnh việc biết đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì thì bạn cũng nên lưu ý những điều kiêng kị, nên tránh khi đi nếu muốn chỉ gặp may mắn, tốt đẹp cho năm mới. Nếu phạm phải những điều kị khi đi chùa đầu năm có thể gặp chuyện xui rủi nên phải lưy ý.
Về trang phục, đi chùa nên mặc đồ lịch sự, kín đáo tránh những loại quần áo, váy áo hở hang; không mang giày dép vào trong điện thờ. Ngoài ra, cũng không được chạy nhảy, cười nói to tiếng, lời lẽ mắng chửi thô tục… làm khuấy động không gian yên tĩnh, linh thiên của chùa.
Khi đi cùng trẻ em đến chùa phụ huynh nên chú ý đến trẻ đừng cho trẻ chạy nhảy, nô đùa để tránh rơi vỡ đồ đạc, ồn ào, làm phiền người khác. Bên cạnh đó, tuyệt đối không nên chạm tay vào tượng Phật, không cắm nhang vào gốc cây, chậu cây.
Một cấm kị khi lễ chùa nói chung và lễ chùa đầu năm nói riêng là mâm lễ tuyệt đối không cúng đồ mặn. Bạn cần phân biệt giữa lễ chùa và lễ đền các thánh khác vì chùa chay tịnh không sát sinh, không ăn mặn.
Mặc dù có tục hái lộc lễ chùa nhưng bạn cũng không nên ngắt hoa, bẻ cảnh làm mất cảnh quan chùa. Để giữ cảnh quan chùa thanh tịnh, nên hạn chế chụp ảnh, quay phim ở chánh điện. Nếu muốn quay phim, chụp ảnh hãy hỏi ý kiến nhà sư để chọn địa điểm phù hợp.
Xem thêm: Lịch bắn pháo hoa Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán
Đi chùa đầu năm là một nét văn hoá đẹp cần được lưu giữ. Hy vọng với những chia sẻ của Hiwine bạn đã biết đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị gì. Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo lễ vật đi lễ tại Hiwine nhé.