Ngoài việt Nam, thì cũng có nhiều nước tổ chức tết cổ truyền (Tết nguyên đán) với những phong tục đặc biệt. Hãy cùng Hiwine tìm hiểu các nước ăn tết nguyên đán qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Tết nguyên đán ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc, tết nguyên đán được xem là một trong những thời điểm nghỉ lễ dài nhất năm. Vào ngày 08 tháng 12 âm lịch, những người ở xa quê sẽ bắt đầu trở về quê để chuẩn bị đón tết cùng với gia đình, người thân. Đây còn gọi là mùa di chuyển “ Xuân vận” lớn trên thế giới. Thời gian nghỉ lễ tết nguyên đán thường kéo dài cho đến hết ngày 15 tháng 01 âm lịch. Mỗi dịp tết đến xuân về, ở khắp mọi nơi Trung Quốc đều sẽ trang trí tràn ngập sắc đỏ từ những vật dụng trang trí, phong bao lì xì cho tới quần áo,…
Đây cũng là dịp để mọi người quét dọn nhà cửa với ngụ ý quét đi những điều không may mắn của năm cũ và chào đón những may mắn, tài lộc năm mới. Thường thì ở cửa ra vào, cửa sổ của mỗi nhà sẽ được dán những chữ như: Phúc, Lộc, Thọ.Trong đêm trừ tịch, các gia đình thường sẽ tổ chức đại tiệc, kết thúc buổi tối sẽ là những tràng bắn pháo hoa chúc mừng. Đến sáng hôm sau, trẻ con sẽ chúc chúc tết, chúc sức khoẻ người lớn và được nhận những phong bao lì xì.
Đặc biệt, tương ứng với mỗi năm sẽ là một con giáp và vào năm mới người Trung Quốc sẽ kiêng ăn thịt những con vật đó trong dịp đầu năm.
Xem ngay Tết Hàn thực ăn gì? Các món ăn không thể thiếu
Tết nguyên đán Hàn Quốc
Tại đất nước Hàn Quốc, tết nguyên đán cũng là dịp để những người xa quê có cơ hội, thời gian để trở về với gia đình. Đây cũng là dịp người dân thích diện những bộ đồ Hanbok truyền thống.
Vào buổi sáng đầu tiên của năm mới, những thành viên ở trong gia đình sẽ tiến hành vái lạy ông bà tổ tiên và làm những món ăn truyền thống cúng bàn thờ gia tiên như canh bánh gạo, hạt dẻ, bánh, lê, đậu phụ, các món chiên,…
Tiếp đó, những người nhỏ tuổi sẽ chúc thọ cho những người lớn tuổi, bậc cao niên trong nhà và nhận được tiền lì xì mừng tuổi của ông bà, cha mẹ.
Đáng chú ý, trong dịp tết nguyên đán thì ở trước mỗi nhà tại Hàn Quốc đều được trang trí thêm một cái xẻng bằng rơm được gọi là Bok jo ri với hàm ý hốt những thóc gạo rơi ở ngoài cửa để nhận được lộc và phúc quanh năm.
Xem thêm bài viết về Tết ở Hàn Quốc:
- Bật mí 7 giỏ quà tết Hàn Quốc không thể ý nghĩa và độc đáo hơn
Đón tết nguyên đán Triều Tiên
Tương tự như đất nước Hàn Quốc, Triều Tiên cũng có phong tục chúc mừng năm mới với ngày đầu năm bái lạy ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó, vào dịp này người dân còn lui tới thường xuyên tượng đài của cố chủ tịch Kim Nhật Thành.
Dịp năm mới, người dân Triều Tiên thường ăn bánh gạo được nặn hình trăng lưỡi liềm có tên Songpyeon với ý nghĩa trăng khuyết lại tròn như chính cuộc đời thăng trầm của mỗi người, vì vậy mọi khó khăn rồi cũng sẽ qua đi.
Đón tết nguyên đán ở Bhutan
Bhutan được bình chọn là đất nước hạnh phúc nhất thế giới và tết nguyên đán ở đây được gọi là Losar. Đây là dịp quan trọng trong năm, thời gian diễn ra lễ tết trong vòng 15 ngày và đáng chú ý nhất là 3 ngày tết đầu tiên.
Vào ngày tết nguyên đán, người dân ở Bhutan thường có phong tục là sửa soạn bày biện mâm cơm, trái cây để dâng cúng lên ông bà, tổ tiên và cảm tạ thần linh đã bạn cho họ cuộc sống ấm no, hạnh phúc ở năm cũ.
Ngoài ra, họ còn có phong tục thăm các đền thờ, múa hát vào năm mới và đây cũng là dịp để mua những đồ mới thay thế cho đồ cũ, không sử dụng lại đồ cũ.
Đón tết nguyên đán tại Singapore
Tết nguyên đán tại Singapore, người dân địa phương ở đây sẽ tổ chức lễ hội mùa xuân gồm lễ hoa đăng, lễ Singapore River Hongbao, lễ đường phố Chingay. Trong đó lễ Chingay được hiểu là nghệ thuật trang phục & hoá trang thường được tổ chức vào thứ 7 đầu tiên của năm mới và sẽ kết thúc vào ngày rằm tháng giêng.
Lễ hội này thu hút đông đảo tham gia của dân địa phương cũng như khách du lịch, họ sẽ cùng nhau diễu hành trên đường.
Đón tết nguyên đán Malaysia
Tại Malaysia, người Hoa chiếm số lượng lớn dân số ở đây nên tết âm lịch ( nguyên đán) cũng là một trong những ngày lễ quan trọng của đất nước này. Vào dịp tết nguyên đán, mọi người tổ chức các hoạt động truyền thống như múa sư tử, múa lân,…
Đặc biệt, tại tháp đôi Petronas diễn ra màn bắn pháo hoa hoành tráng đón chào năm mới.
Đón tết nguyên đán ở Campuchia
Tết nguyên đán của Campuchia được biết đến là lễ hội ăn mừng lớn của người dân tộc Khmer hay còn gọi là lễ Chol Chnam Thamy ( lễ té nước) ngày tết.
Người dân của Campuchia tin rằng vào mỗi năm luôn có một vị thần được cử xuống cai quản, chăm lo cuộc sống của mọi người và hết một năm sẽ có vị thần khác thay thế.
Tết âm lịch Mông Cổ
Người Mông Cổ gọi tết âm lịch của họ là tết tháng trắng hoặc ngày tsagaan. Đây được biết đến là thời điểm kết thúc mùa đông lạnh lẽo để đón chào mùa xuân, thời điểm ấm áp trong năm thích hợp để bắt đầu cho một vụ mùa mới.
Vào những ngày này, mọi người trong gia đình sẽ cùng quây quần bên nhau và thưởng thức bữa cơm ấm cúng và người lớn tuổi sẽ trao cho em nhỏ những món quà giống như tục lì xì tết của người Việt.
Trên bàn thờ ông bà tổ tiên cũng được trưng bày những mâm hoa quả cúng đẹp mắt.
Mâm cơm của người Mông Cổ thường được chuẩn bị với những món ăn đặc biệt như cơm -sữa đông, cơm – nho khô, thịt cừu nướng,…đây là những món ăn đậm chất tân cương hoang dã, mộc mạc.
Tìm hiểu: Cách trang trí giỏ quà tết
Các nước ăn tết nguyên đán như là Ấn Độ
Ở Ấn Độ, tết âm lịch lớn nhất trong năm được gọi là lễ hội Holi. Đây được xem là lễ lớn và lễ hội mùa xuân của người Ấn. Lễ này đánh dấu kết thúc mùa đông lạnh giá khắc nghiệt để đón chào mùa xuân ấm áp.
Quan niệm của người Ấn Độ cho rằng, cái ấm áp của mùa xuân xua tan giá lạnh của mùa đông cũng giống như cái thiện đẩy lùi cái ác.
Vào dịp này, người dân ở đây tổ chức sự kiện pha bột màu với nước và thoa lên mặt, quần áo,…của những người dù quen hay lạ, sự kiện này khá đặc sắc nên thu hút sự tham gia của nhiều du khách ở nước ngoài.
Tham khảo ngay Top 3+ hộp quà tết Nhật Bản đẹp ưa chuộng nhất
Trở về với tết nguyên đán Việt Nam
Có thể thấy, tết âm lịch là một trong những nét đẹp văn hoá, truyền thống xuất hiện ở nhiều đất nước trên thế giới không chỉ riêng Việt Nam. Nhiều nước đã biến tết âm lịch thành lễ hội lớn nhằm quảng bá văn hoá, thu hút khách du lịch tham gia.
Tại Việt Nam, tết âm lịch là dịp để mọi người ở xa quê hương trở về thăm nhà, cùng nhau quây quần ăn bữa cơm, trò chuyện, chia sẻ về một năm đã qua.
Đây cũng là dịp, xuất hiện nhiều món ăn truyền thống mà thường chỉ được làm nhiều vào mỗi năm tết đến xuân về như bánh chưng, bánh tét, thịt kho trứng, thịt động,…cùng những cành đào, cành mai nở rộ khoe sắc thắm.
Ngày tết, mọi người cũng tìm các mẫu giỏ quà tết đẹp, cách trang trí giỏ quà tết để tặng gia đình, người thân, bạn bè, đối tác,…kèm với những câu chúc may mắn, tài lộc, bình an cho gia chủ.
Trên đây là những chia sẻ về các nước ăn tết nguyên đán. Đây đều là những nét đẹp văn hoá truyền thống, lễ lớn để mọi người đoàn tụ, vui chơi cùng gia đình, người thân. Vào dịp này, nếu bạn chưa biết mua quà tết ở đâu hãy ghé Hiwine để tham khảo những mẫu giỏ quà tặng để trao yêu thương cho người thân mình nhé!